Thi công Hồ cá Koi- Hòn Non Bộ tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Quy trình thiết kế và thi công hồ cá Koi đẹp, đạt chuẩn

Tóm tắt nội dung

Dù làm hồ cá Koi mini hay  ngoài trời, trong nhà hay sân thượng, thì bạn hoặc chúng tôi sẽ đều cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

Đây là bước vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định hồ cá của bạn có đẹp và đạt chuẩn hay không. Có tổng cộng 4 yếu tố trong bước này, bao gồm:

  1. Quyết định về giá – Một hệ thống rẻ tiền sẽ yêu cầu bảo trì lớn và ngược lại. Do đó, bạn cần cân nhắc nên thi công một hồ cá Koi đúng giá thị trường hay chấp nhận làm một hồ cá với mức giá thấp.
  2. Tiêu thụ điện năng – Bạn cần vạch ra kế hoạch sẽ sử dụng bao nhiêu điện năng cần thiết cho mỗi thiết bị và lượng điện này có đáp ứng tiêu chuẩn hay không.
  3. Xác định kích thước – Bạn muốn làm hồ cá Koi mini hay có kích thước chuẩn? Điều này sẽ giúp bạn chắc chắn hơn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp nhất với yêu cầu tối ưu có thể.
  4. Số lượng và loại hình bảo dưỡng – Mỗi phần của thiết bị sẽ yêu cầu mức độ bảo trì. Do đó, bạn cần chọn thiết bị ở mức độ bảo trì mà bạn có khả năng thực hiện.

Để có một hồ cá Koi đẹp dù ở ngoài trời hay trong nhà, gia chủ cần làm theo quy trình tiêu chuẩn

Bước 2: Lựa chọn bộ lọc

Sau khi đã lên kế hoạch, bạn sẽ lựa chọn bộ lọc cần thiết và phù hợp với thiết kế hồ cá Koi. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại bộ lọc chính, đó là:

  • Bộ lọc sinh học: Là loại bộ lọc cung cấp đủ oxy và có không gian cho các vi khuẩn phát triển giúp khử Nitrat cho hồ cá, loại bỏ chất Amoniac (chất độc được tạo thành bởi chất thải, thức ăn thừa và nấm – gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật trong hồ cá).
  • Bộ lọc cơ khí: Là bộ lọc sử dụng áp lực bên trong lớp lọc làm cho nước trong suốt.

Sau khi đã lựa chọn xong bộ lọc, bạn cần kiểm tra bộ lọc do mình lựa chọn có cho thấy tỷ lệ lưu lượng tối đa hay không.

Bước 3: Lựa chọn hệ thống lọc nước và máy bơm

Khi chọn hệ thống lọc nước, bạn cần cân nhắc các thông số kỹ thuật chi tiết của nhà sản xuất nhằm kiểm tra lưu lượng tối đa mỗi khi bơm. Sau đó, bạn chọn một máy bơm mạnh mẽ và sau khi chọn kết nối hệ thống với ống nước, bạn cần phải đo chiều dài cần thiết để tiến hành chạy thông qua toàn bộ hệ thống của bạn.

Lưu ý: Bạn nên đo khoảng cách giữa hệ thống lọc nước và máy bơm để tránh thiếu ống.

Bước 4: Xác định vị trí hồ

Sau khi đã lập kế hoạch cũng như lựa chọn bộ lọc, hệ thống lọc và máy bơm, bạn sẽ cần suy nghĩ thật kỹ về vị trí hồ trước khi tiến hành thi công bởi đây là bước quan trọng rnh hưởng tới phong thủy, thẩm mỹ cũng như dự định với ngôi nhà trong tương lai.

Bước 5: Đào hồ

Bạn sẽ tiến hành đào hồ đất để tạo ra hồ nước theo kích thước đã định khi làm kế hoạch. Tuy nhiên, khi đào, bạn nên đào rộng hơn một so với kích thước dự tính nhằm trừ hao diện tích bạn sẽ xây tường gạch quanh hồ.

Bước 6: Xây hồ và hệ thống lọc

Ở bước này, bạn thực hiện công việc theo trình tự sau:

  1. Kiểm tra bạt có căng hay còn nếp gấp, bị cộm.
  2. Xây song song vị trí bể lọc để lắp đặt hệ thống lọc nước cho hồ.
  3. Đi đường ống kết hợp đan thép đáy bể và hệ lọc.

Bước 7: Xử lý chống thấm

Bạn có thể sử dụng xi măng hay các loại sơn chống thấm để tiến hành xử lý chống thấm giúp tăng tuổi thọ cho hồ cá.

Bước 8: Lắp đặt vật liệu lọc

Bạn tiến hành lắp đặt hệ thống bộ lọc (xem lại bước 3 về cách đi bộ lọc).

Bước 9: Xử lý hồ

Để tránh cá bị ngợp do môi trường sống trong hồ còn vương mùi vật liệu xây dựng, bạn cần xử lý hồ theo trình tự công việc sau:

  1. Bơm nước vào hồ.
  2. Ngâm cây chuối từ 5 – 7 ngày.
  3. Thay nước mới.
  4. Chạy lọc từ 1 – 2 ngày để tạo hệ vi sinh cho môi trường trong hồ và khoang lọc.
  5. Thả cá.

Facebook Hotline: 0984586639 Đặt lịch hẹn Bảng giá dịch vụ